Khoá Thanh nhạc nâng cao dành cho những học viên đã hoàn thành khoá cơ bản….
Chương Trình khóa học nâng cao:
– Hoàn thiện lại các kiến thức và kỹ năng thanh nhạc trong khóa học cơ bản…
– Giới thiệu các ký hiệu âm trạc trong bài hát…
– Các mẫu luyện thanh với kỹ thuật cao….
– Đặc biệt làm quen và luyện tập với các các kỹ thuật dưới đây để sử dụng vào bài hạt cụ thể:
- Kỹ thuật legato
Kỹ thuật legato là cách hát liền tiếng (liền giọng, luyến giọng), một kỹ thuật cơ bản nhất trong thanh nhạc. Theo PGS-NSND Trung Kiên “Hát liền giọng là cách hát chuyển tiếp liên tục, đều đặn từ âm nọ sang âm kia, tạo nên những câu hát liên kết không ngắt quãng”, những người mới bắt đầu học hát thường tiếng hát thường bị rời rạc, âm thanh không đều, không mịn là do chưa biết cách hát liền tiếng. Vì vậy, bất cứ một trường hay học viện âm nhạc nào cũng cần phải học đến kỹ thuật hát đầu tiên là legato. Kỹ thuật này đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc học hát như: tiếng hát thanh thoát, xâu chuỗi các âm thanh lên bổng xuống trầm, tiếng hát ngân vang liền tiếng, đều đặn, vị trí âm thanh được thống nhất. Người hát phải hít hơi thở sâu, đầy và khi hát hơi thở phải được khống chế để không nhanh hết hơi. Hát liền tiếng đòi hỏi âm thanh phải ngân vang từ âm này sang âm khác có sự liên kết với nhau, không bị ngắt quãng, âm thanh phải tròn, mềm mại. Các cơ quan phát âm, các xoang cộng minh và sự điều tiết hơi thở được phối hợp với nhau một cách khéo léo. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản và quan trọng, phù hợp khi thể hiện những ca khúc mang âm hưởng dân ca, ca khúc trữ tình.
- Kỹ thuật staccato
- Kỹ thuật nonlegato
- Kỹ thuật hát ngân dài
Sau khi luyện ổn định các kỹ thuật cơ bản, có thể tập kỹ thuật ngân dài. Đây cũng là một kỹ thuật khó, khi hơi thở được khống chế tốt, âm thanh có vị trí ổn định thì thực hiện kỹ thuật ngân dài mới tốt được. Hát ngân dài không chỉ ổn định ở một sắc thái mà có thể ở các dạng khác nhau, vì thế có thể tập như sau:
– Ngân từ đầu đến cuối ổn định ở một sắc thái như mf, mp, p…
– Ngân dài với cường độ mạnh dần (crescendo)
– Ngân dài từ nhẹ đến mạnh rồi trở về nhẹ (p à fà p)
- Kỹ thuật hát to, nhỏ
Trong bất kỳ một tác phẩm âm nhạc nào cũng đều cần đến sự thể hiện cường độ, sắc thái: nhỏ, yếu (piano); mạnh, to (forté), từ to đến nhỏ (decrescendo), từ nhỏ đến to (crescendo)… Trong tác phẩm thanh nhạc, cách thể hiện hát to, nhỏ; to dần, nhỏ dần… đều cần được luyện tập kỹ thuật. Các kỹ thuật thanh nhạc châu Âu rất hiệu quả cho việc thể hiện cường độ, sắc thái.
Yêu cầu khi hát kỹ thuật này hơi thở phải hít sâu xuống bụng, điều tiết hơi thở đều đặn, liên tục kết hợp mở khẩu hình ở phía trong bằng cách nhấc cao hàm ếch để có được âm thanh đẹp, đầy đặn. Khi hát nhỏ dần khẩu hình không được khép lại mà vẫn phải mở ở mức độ cần thiết để âm.